3/13/2025 11:17:00 AM

Sạc nhanh xe điện hay sạc chậm đỡ tốn tiền hơn?

Theo nghiên cứu, khi sử dung sạc chậm dòng AC, hệ thống sẽ mất một lượng điện nhất định để chuyển từ AC sang DC để nạp vào pin ô tô. 

Cũng giống như sạc các thiết bị điện tử nói chung, sạc pin xe điện không bao giờ đạt hiệu quả 100%. Năng lượng sẽ bị thất thoát qua nhiều con đường như tỏa nhiệt trên dây sạc, giữ nhiệt các linh kiện lúc sạc, hạ áp và một số nguyên nhân khác trong quá trình chuyển điện từ dòng điện xoay chiều của lưới điện thành dòng điện một chiều để nạp vào pin. 

Theo các chuyên gia cho biết, mức độ hiệu quả của việc sạc xe thông thường rơi vào khoảng 80-90%, có nghĩa rằng 10-20% năng lượng sẽ bị tiêu hao.

Như vậy, nếu sử dụng trụ sạc nhanh có sẵn dòng DC, năng lượng sẽ không bị thất thoát nhiều như khi sử dụng sạc chậm AC, từ đó chủ xe sẽ tiết kiệm được tiền cho lượng điện hao phí.

Để tối ưu hóa chi phí khi sạc xe, chủ xe nên tránh sử dụng các loại sạc tốc độ thấp trong thời gian dài có thể kể đến như sạc tại nhà, trụ sạc có công suất nhỏ. Việc sạc bằng trụ sạc tốc độ cao sẽ tối ưu chi phí nhưng cũng có nhược điểm khiến pin giảm tuổi thọ nhanh. Cách tốt nhất là chỉ sạc lên mức 80% khi sạc nhanh. 


Thử nghiệm của Inside EVs vào năm 2021 với mẫu Tesla Model 3, sử dụng trạm sạc nhanh DC của Electrify America, cho thấy mức độ tổn thất năng lượng khi sử dụng sạc DC ở mức 10% hoặc thấp hơn.

Thử nghiệm vào tháng 8 mới đây của hiệp hội ôtô Đức ADAC trên mẫu xe điện BMW iX, sử dụng bộ sạc treo tường AC 22 kW, nhiệt độ môi trường 23°C, cho thấy cần lượng điện lên đến 125,2 kWh để sạc bộ pin 105,2 kWh của xe, tương đương mức tổn thất xấp xỉ 20 kWh, tức 20%.

Bên cạnh đó, một tài liệu chứng nhận của Tesla đã nộp cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) vào năm 2021 cho thấy việc nạp 81 kWh năng lượng điện vào bộ pin của mẫu Model Y Performance thông qua bộ sạc cấp độ 2 (240V) cần 92,2 kWh điện, tương đương mức hao hụt 14%.